Khi bạn đi một đôi giày rộng, không vừa size thì sẽ rất dễ gặp phải tình trạng bị nhấc gót. Đặc biệt, nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến việc gót chân bị tổn thương cũng như rộp phồng, chảy máu. Hãy cùng 21SHOEZ theo dõi bài viết dưới đây để có được cách xử lý hiệu quả nhất để trả lời câu hỏi đi giày bị nhấc gót phải làm sao?
I. Nguyên nhân đi giày bị nhấc gót
Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nhấc gót (tuột gót) là do đôi giày thể thao mà bạn đang mang quá rộng so với size chân thực tế của bạn. Điều này có thể là do bạn mua nhầm size, đo size chân không đúng hay không được tư vấn kỹ càng khi mua hàng online trên các trang thương mại điện tử.
II. 8 Cách đi giày không bị tuột gót hiệu quả
1. Mang tất dày để giảm độ rộng của giày
Đối với những đôi giày không quá rộng, bạn có thể mang thêm tất dày để có thể vừa chân hơn và giúp bàn chân được định hình chặt chẽ trong đôi giày. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp đối với các loại giày thể thao hay giày nam gặp phải tình trạng nhấc gót, còn những đôi giày lười, giày cao gót thì sẽ không quá phù hợp. Đặc biệt, cách khắc phục này cũng chỉ phù hợp trong các mùa lạnh, bởi lẽ vào mùa hè thì nó sẽ khiến đôi chân bị ra mồ hôi và bí mùi, nhất là đối với những bạn hay ra mồ hôi chân.
2. Sử dụng băng keo cá nhân
Trong trường hợp đi giày bị nhấc gót thì bạn cũng có thể sử dụng băng dán cá nhân để khắc phục tình trạng trên, giúp đôi giày rộng được vừa chân hơn. Cách khắc phục này vô cùng đơn giản mà đem lại hiệu quả cực kỳ tốt, bạn chỉ cần dán băng keo vào phần gót chân để nó tiếp xúc với phần sau của giày. Lưu ý, để tránh bị lộ cũng như để thẩm mỹ hơn, bạn nên sử dụng loại băng keo có màu sắc phù hợp với màu da của bản thân.
3. Dùng miếng dán chống nhấc gót giày
Thay vì dùng băng keo dán vào gót chân thì bạn cũng có thể sử dụng miếng lót giày được dán vào bên trong gót giày. Miếng lót giày được làm bằng vải và mouse nên rất êm ái, không gây kích ứng da và bảo vệ gót chân rất tốt. Đặc biệt, nó sẽ không bị lộ ra ngoài khi sử dụng.
Bạn có thể mua các miếng lót chống nhấc gót ở các cửa hàng giày, phụ kiện hoặc dùng vải và mouse có sẵn để làm.
4. Chèn bông vào phần mũi giày
Đối với các loại giày lười, giày thể thao bị rộng, bạn có thể tận dụng các vật liệu có sẵn như bông, xốp, khăn giấy, giấy vệ sinh hoặc khăn vải mỏng để lấp đầy không gian ở phần đầu giày. Phương pháp này sẽ giúp bạn không bị trượt chân về trước khi di chuyển từ đó hạn chế tình trạng nhấc gót giày.
5. Sử dụng miếng đệm chân
Bạn cũng có thể sử dụng miếng đệm chân để khắc phục tình trạng giày bị rộng, nhấc gót và đồng thời giảm bớt sự khó chịu, bất tiện khi sử dụng bông. Miếng đệm chân là loại phụ kiện được đặt trực tiếp dưới lòng bàn chân, ngay phần ngón chân tiếp xúc với mũi giày để giúp tăng ma sát và trở thành lớp chèn hỗ trợ, giúp đôi giày cao gót vừa vặn với đôi chân hơn.
6. Sử dụng dải gót chân
Các dải gót chân cũng là một trong những cách khắc phục mà bạn có thể áp dụng khi đi giày bị nhấc gót. Đây là một miếng đệm mỏng, được thiết kế theo dạng dải dài nên có thể dễ dàng đặt ở phần gót của giày, giúp đôi chân được định hình chặt chẽ và vừa vặn hơn.
7. Sử dụng miếng lót giày silicon
Một cách khác để khắc phục tình trạng giày bị rộng và nhấc gót khi đi đó là sử dụng miếng lót giày bằng silicon đặt vào phần mũi giày. Miếng lót silicon sẽ không chỉ giúp đôi giày được vừa chân hơn mà còn hỗ trợ tăng độ bám, massage chân và giúp giảm mồ hôi chân đáng kể.
8. Dùng dây đeo giữ giày
Bên cạnh những phương pháp trên, bạn cũng có thể sử dụng các loại dây đeo bằng da PU hoặc bằng nhựa trong suốt và có thể tháo rời dễ dàng để khắc phục tình trạng trên. Dây đeo sẽ giúp giữ cho đôi giày gắn chặt với chân, giúp khắc phục tình trạng bị nhấc gót khi di chuyển và đặc biệt sẽ không làm ảnh hưởng đến thiết kế của đôi giày.
>>Xem Thêm: CÁCH KHẮC PHỤC GIÀY VANS RÁCH
Tin tức liên quan