Cách chống trơn đế giày, tăng độ bám, ma sát hiệu quả

Đế giày trơn trượt là tình trạng thường xuyên gặp phải, nhất là với những đôi giày mới mua hoặc đã quá cũ. Vậy làm sao để tăng độ bám cho giày, tránh tình trạng trơn trượt? Cùng 21SHOEZ tìm hiểu chi tiết cách chống trơn đế giày ngay trong bài viết.

I – Đế giày bị trơn ảnh hưởng xấu thế nào?

Giày được xem là loại phụ kiện bất ly thân của nam giới, tuy nhiên đôi khi nó cũng mang lại những phiền toái, đặc biệt là khi là phần đế trơn trượt.

Trước khi tìm hiểu cách chống trơn đế giày cũng như cách làm đế giày bớt trơn, cùng điểm qua một số ảnh hưởng xấu khi sử dụng một đôi giày có đế bị trơn.

Top #8 giày bảo hộ chống trơn trượt tốt nhất hiện nay - Namtrung Safety

Thực tế, một đôi giày có đế trơn trượt gây khó khăn cho việc di chuyển, thậm chí còn dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Phần đế bị trơn dễ làm người dùng bị té ngã, đặc biệt là vào những ngày trời mưa hoặc khi di chuyển trên sàn trơn, ướt.

Ngoài ra, việc sử dụng một đôi giày có đế trơn cũng gây cảm giác không thoải mái, luôn lo lắng vì có thể sẽ bị ngã bất cứ lúc nào.

Với những ảnh hưởng tiêu cực trên, việc tìm cách tăng ma sát cho đế giày là cần thiết, giúp chúng ta cảm thấy tự tin hơn hơn.

II –  Các cách chống trơn đế giày hiệu quả nhất

Như đã đề cập, việc sử dụng giày có đế dễ bị trượt gây nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Do đó, nếu bạn đọc đang gặp phải tình trạng nêu trên, có thể tham khảo ngay một số cách làm dưới đây để tăng ma sát cho giày.

1. Sử dụng miếng dán đế giày chống trượt

Không chỉ những đôi giày mới mà ngay cả những đôi giày cũ cũng có thể gặp tình trạng đế giày bị trơn trượt.

Do đó, nếu các bạn đang đi 1 đôi giày có đế cũ quá mòn, hãy sử dụng tới miếng dán đế giày để tăng độ bám. Đây là cách tăng độ bám cho giày thể thao cũ cực kỳ hiệu quả.

Mua Combo miếng dán đế giày chống trơn (2 bộ / 4 miếng dán) tại HƯNG THỊNH  SHOP | Tiki

Những miếng dán đế giày chống trơn trượt sử dụng 1 lớp keo chuyên dụng, không gây cảm giác dính khi dùng mà ngược lại rất thoải mái và dễ chịu.

Bạn đọc có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng bán giày hoặc các mua trên các sàn thương mại điện tử với mức giá tương đối hợp lý.

2. Sử dụng bề mặt gồ ghề để tăng ma sát cho giày

Nếu mới mua 1 đôi giày mới mà cảm giác đế trơn, đó là do đế giày chưa bị mòn nên độ nhẵn còn cao. Do đó, để tăng độ ma sát cũng như độ bám cho giày, các bạn cần làm mòn đế giày mới.

Cách thực hiện cũng không quá phức tạp, hãy xỏ giày vào chân rồi di chuyển liên tục trên bề mặt gồ ghề để đế giày có những điểm lõm, bị mòn.

Nhờ đó sẽ giúp gia tăng độ ma sát lên đáng kể.

3. Cách làm cho giày không bị trơn bằng giấy nhám

Một cách đơn giản khác để tránh tình trạng đế giày bị trơn đó chính là sử dụng giấy nhám để mài đế giày.

Cách làm này rất phù hợp với những đôi giày mới, bởi đế giày còn trơn nhẵn, chưa có độ mòn.Mẹo 2022] Cách mài dao, kéo bằng giấy nhám | Mecsu.vn

Cách khắc phục đế giày bị trơn này đơn giản như sau, các bạn lấy giấy nhám chà xát lên bề mặt đế giày cho tới khi cảm giác được đế giày bớt đi độ nhẵn và khi đi có độ bám tốt là được.

Lưu ý, với cách làm này cần thao tác nhẹ tay, không nên chà xát quá mạnh vì có thể khiến đế giày bị mòn quá nhiều, ảnh hưởng tới chất lượng giày sau này.

4. Sử dụng dũa móng tay để tăng độ bám cho giày

Bên cạnh giấy nhám thì một cây dũa móng tay cũng là 1 dụng cụ để tiến hành cách làm đế giày không trơn hiệu quả.

Trên thực tế, bề mặt dũa móng tay có độ nhám cao, sẽ giúp đế giày có sự ma sát và mài mòn nhất định, qua đó ngăn tình trạng trơn trượt khi sử dụng.

Dũa móng tay giấy

Cách dùng dũa móng tay để chống trơn đế giày cũng không quá phức tạp.

Bạn đọc hãy dùng dũa móng tay mài phần đế giày tiếp xúc trực tiếp với mặt đất để tạo độ bám cho đế giày.

5. Thay đế giày mới để chống trơn trượt

Với những phần đế giày quá trơn trượt hoặc bị hao mòn, hãy tiến hành thay phần đế giày mới để có thể sử dụng một cách đơn giản, thoải mái nhất.

Thực tế thay đế giày là quy trình tương đối phức tạp, cần được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm. Do đó hãy mang đôi giày tới các địa chỉ sữa chữa chuyên nghiệp.

6. Cách làm đế giày không trơn bằng băng dính

Dùng băng dính mà cụ thể là băng dính giấy dán lên đế giày sẽ giúp hạn chế tình trạng trơn trượt đáng kể.

cách làm đế giày hết trơn

Tiến hành dán 2 miếng băng dính tạo thành hình như X lên trên đế giày. Để gia tăng độ bám, hãy dán trên phần rộng và bằng phẳng nhất của bộ đế.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *