Sau một thời gian sử dụng, việc giày bị hở keo, bung đế là điều không thể tránh khỏi. Giày bị hở keo, bong tróc không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn không đảm bảo an toàn khi di chuyển. Trong bài viết này, 21SHOEZ sẽ cùng bạn tìm hiểu về khi nào cần dán đế giày từ đó gợi ý một số cách dán đế giày thể thao tại nhà để khắc phục tình trạng này.
1. Các trường hợp cần phải dán đế giày
Các nguyên nhân chính dẫn đế giày bị hở keo là:
Keo hết tác dụng
Giày sau khi trải qua một thời gian dài sử dụng thì chất lượng keo chắc chắn sẽ giảm. Vì vậy, giữa phần đế giày và phần thân giày không còn được liên kết với nhau, dẫn đến bị hở keo, bung đế và không thể đi được.
Để giày tiếp xúc với nước trong thời gian dài
Một trong những nguyên nhân chính khiến giày bị hở keo là do tiếp xúc nhiều với nước. Việc này có thể là do giày bị thấm nước mưa hoặc khi giặt giày, bạn ngâm quá lâu trong nước. Đây cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất liệu của giày và gây phá hủy lớp dính của keo dán ở dưới đế giày.
Không sử dụng và bảo quản giày đúng cách
Sau một thời gian sử dụng, bề mặt giày dưới tác động của thời tiết, môi trường, nhiệt độ, lực ma sát,… nên sẽ bị lão hóa dẫn đến khô keo và hư hỏng. Ngoài ra, nếu quy trình chăm sóc, bảo quản không tốt sẽ dẫn tới tình trạng giày bị ẩm ướt, bám bụi bẩn và thay đổi các cấu trúc của chất keo. Từ đó, lớp keo trên đôi giày sẽ mất dần tác dụng bám dính và bị bong ra. Hoặc đơn giản là việc bạn đã đi giày sai cách khiến cho đế giày bị xuống cấp nhanh hơn dự kiến.
Sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa và các hóa chất
Chất tẩy rửa có tác dụng khử và làm sạch vết bẩn chuyên sâu giúp làm sạch giày vì vậy đây là một hợp chất có chứa chất oxi hóa rất mạnh. Tuy nhiên, việc sử dụng chất tẩy rửa nhiều và thường xuyên sẽ gây ra kết quả trái ngược trên giày. Khi tiếp xúc với các chất nước tẩy rửa quá nhiều thì thường những đôi giày sẽ xuất hiện các phản ứng oxi hóa – khử, gây dãn nở lớp keo ở đế dày, dần dần chúng sẽ bị bong ra và khiến đế giày không còn gắn chặt với thân nữa.
Trên đây là 4 nguyên nhân chính dẫn đến giày bị hở keo bung đế. Đối với trường hợp hở keo nhẹ, có thể dùng keo để dán đế giày. Đối với trường hợp bị bung đế nặng thì phải khâu may để đảm bảo độ chắc chắn và bền chặt trong quá trình sử dụng.
2. Cách dán đế giày tại nhà
Dán đế giày bằng keo 502
Cách xử lý nhanh chóng và dễ dàng nhất ngay tại nhà là sử dụng keo 502 để dán đế giày. Keo 502 có khả năng kết dính rất tốt, dính nhanh ngay sau khi dán lại rẻ và dễ tìm mua. Vì vậy đây luôn là lựa chọn “chữa cháy” hàng đầu khi giày bị hở keo.
Cách dán đế giày sneaker với keo 502 như sau:
- Bước 1: Làm sạch đế giày và lau chùi sạch sẽ vị trí cần dán. Đảm bảo bề mặt được khô ráo và không có bụi bẩn.
- Bước 2: Khui chai keo 502 và đổ trực tiếp vào chỗ bị hở, bung. Đối với những vị trí mũi giày hay mép giày, có thể gắn vòi vào đầu chai keo để tránh tình trạng keo chảy ra quá nhiều, vừa lãng phí, vừa ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của đôi giày (vì keo 502 khô rất nhanh và rất khó làm sạch).
- Bước 3: Nhanh chóng ép chặt để mặt đế dính chặt lại phần thân giày. Sau đó, cố định vết dính bằng cách tỳ chặt tay trong khoảng 5 phút là có thể sử dụng giày được.
Cách dán đế giày cao gót, giày tây, giày sandal bằng keo 502 cũng tương tự với cách dán đế giày sneaker. Tuy nhiên dán đế giày bằng keo 502 thường chỉ là biện pháp tạm thời và chỉ thích hợp cho những mối dán cố định, ít có lực co giãn tác động, không thích hợp dán vết hở ở mũi giày vì sẽ bị bong ra sau một thời gian đi lại. Bên cạnh đó, đối với giày dán keo 502, nếu để giày tiếp xúc với nước thì sẽ dễ bị hở keo và bong tróc trở lại.
Dán đế giày bằng keo dán giày chuyên dụng
Đối với các loại giày dùng để di chuyển nhiều và chơi thể thao bạn nên sử dụng keo dán giày chuyên dụng để đảm bảo đế giày được kết dính chặt chẽ với thân hơn, hạn chế tình trạng giày bị hở keo hay bong tróc trở lại và tăng tuổi thọ cho đế giày.
Các loại keo dán giày chuyên dụng tốt trên thị trường hiện nay là: keo Seaglue, Keo 3M PR100, keo P-66, keo con chó,… Giày sau khi được dán bằng keo chuyên dụng có thể sử dụng được từ 3-4 tháng. Cách dán đế giày tennis và thể thao bằng keo dán giày chuyên dụng cũng tương tự với cách dán đế giày sneaker bằng keo 502.
Khâu may đế giày
Đối với trường hợp giày bị hở keo, bung đế nặng việc thì việc dán giày bằng keo sẽ không hiệu quả vì khi vận động mạnh sẽ dễ gây bong tróc trở lại và hạn sử dụng cũng chỉ tầm 2-3 tháng. Vì vậy phương pháp tốt nhất là khâu may đế – cố định mặt dưới đế bằng chỉ nên sẽ đảm bảo độ chắc chắn, bền hơn và giúp giày có tuổi thọ cao hơn từ 6-12 tháng.
Việc khâu giày tại nhà thường khá khó khăn vì yêu cầu kỹ thuật cao và các dụng cụ chuyên dụng. Nếu khâu không cẩn thận sẽ gây mất thẩm mỹ, đường may lỏng lẻo, kém chắc chắn. Không chỉ vậy, việc tự khâu đế giày không đúng cách có thể làm nước dễ ngấm vào đế giày khiến giày nhanh xuống cấp hơn. Do đó đối với trường hợp giày bị hở keo nặng, đế lìa khỏi thân thì khuyến khích bạn nên mang ra các Tiệm sửa chữa giày để được xử lý tốt nhất.
21shoez là một trong những địa điểm Sửa chữa giày uy tín tại Hà Nội. Với 5 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ Kỹ thuật viên tay nghề cao, 21shoez cam kết sẽ mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho bạn với cả 2 dịch vụ Dán đế giày và Khâu may đế giày.
Tin tức liên quan