Sau một thời gian sử dụng, đôi giày của bạn sẽ gặp phải vấn đề bong tróc, hở keo. Vậy giày bị hở keo phải làm sao? Dưới đây là cách khắc phục giày hở keo nhanh chóng và hiệu quả nhất, bạn hãy tham khảo nhé.
1. Nguyên nhân khiến giày bị hở keo
Có rất nhiều nguyên nhân khiến giày bị hở keo. Trong đó, phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:
Bảo quản giày không tốt
Thực tế, có rất nhiều đôi giày có chất liệu nhạy cảm, dễ bám bụi và dễ bị hư hỏng bởi những tác động từ môi trường ngoài. Nếu quy trình chăm sóc, bảo quản giày không đúng sẽ khiến giày dép dễ bị bám bẩn, ẩm ướt, thay đổi cấu trúc của chất keo. Từ đó khiến lớp keo trên đôi giày bị mất dần chức năng bám dính và bong ra.
Sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa và hóa chất
Chất tẩy rửa thường là hợp chất có chứa chất oxi hóa mạnh. Chúng có tác dụng khử và làm sạch vết bẩn chuyên sâu, giúp đôi giày của bạn sạch bóng hơn.
Tuy nhiên, đối với giày thể thao, việc sử dụng chất tẩy rửa nhiều và thường xuyên sẽ gây ra kết quả trái ngược. Khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa quá nhiều, những đôi giày này sẽ xuất hiện các phản ứng oxy hóa – khử, gây giãn nở lớp keo ở đế giày, dần dần chúng bị bong ra và hư hỏng nặng.
Ngâm giày trong nước quá lâu hoặc để giày bị ẩm ướt
Đây cũng là nguyên nhân tạo điều kiện cho nhiều loại vi sinh vật hoạt động, gây ảnh hưởng xấu đến chất liệu của giày và có khả năng phá hủy lớp dính của keo dán ở dưới lớp đế giày. Đặc biệt, đối với những đôi giày thể thao được làm từ chất liệu đặc biệt như da, vải,…Khi ngâm trong nước quá lâu, chúng dễ bị úng, giòn hóa và có thể xuống dáng nhanh chóng. Đế giày ẩm lâu khiến các lớp keo dán giày ngày cùng bung ra.
Giày bị hở keo có thể là do bảo quản giày không tốt hoặc ngâm nước quá lâu
2. Công dụng của việc dán lại để giày
Giày thường được cấu tạo bởi 2 bộ phận: thân giày và đế giày. Hai phần này được làm từ 2 loại chất liệu khác nhau và thường được kết nối bằng các loại keo chuyên dụng.
Đế giày sau một thời gian sử dụng sẽ dễ bị bong tróc, hở đế, bào mòn do ma sát. Vì thế, nếu muốn sử dụng, bạn cần phải dán lại đế giày và khắc phục chúng để đôi giày của bạn trở nên bền đẹp hơn.
Ngoài ra, việc dán đế giày chuẩn còn giúp đôi giày khôi phục lại cấu trúc vốn có, gia tăng tuổi thọ cũng như độ chắc chắn của đế giày, giúp bạn cảm thấy thoải mái, tự tin hơn. Đồng thời dán đế giày cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn, tái sử dụng những đôi giày đã cũ.
Xem thêm: TỔNG HỢP CÁCH SỬA GIÀY BỊ HỞ KEO SIÊU ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ
3. Giày bị hở keo phải làm sao? Cách khắc phục giày bị hở keo
Sử dụng keo 502
Keo 502 là giải pháp nhanh nhất giúp bạn xử lý những chỗ giày bị hở, tróc keo. Về cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm sạch vị trí cần dán rồi chích keo vào, giữ chặt mối dán để keo cố định và bám hơn.
Lưu ý: Khi chích keo, bạn phải hết sức cẩn thận tránh để keo chảy lan sang vị trí khác, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của đôi giày. Ngoài ra, keo 502 không thích hợp để dán giày da vì chúng sẽ làm cho vị trí dán trở nên cứng và làm hỏng dáng giày. Keo 502 chỉ dùng để dán giày trong những trường hợp tạm thời.
Có thể dùng keo 502 để dán đế giày bị hở keo
Xem thêm: DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN CẦN THAY ĐẾ GIÀY DA
Sử dụng các loại keo dán giày chuyên dụng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại keo dán giày chuyên dụng, các bạn có thể tìm mua chúng để sử dụng.
+ Keo dán giày Seaglue
Đây là loại keo dán chuyên dụng, dùng để dán những vật dụng làm từ chất liệu nhựa nói chung và các vật dán bằng cao su, đế giày.
Ưu điểm:
- Có khả năng bám dính trên nhiều chất liệu.
- Keo có độ linh hoạt, đàn hồi tốt sau khi khô.
- Màu sắc keo trong suốt, sau khi dán không bị ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của giày.
- Keo có khả năng chịu nước tốt, không bị bong tróc khi gặp nước.
Keo Seaglue là loại keo chuyên dụng để dán các loại giày dép
+ Keo con chó dán giày vải, giày da, giày converse
Với những đôi giày Converse, giày vải, khi đế bị bong do keo mất tác dụng, bạn có thể sử dụng keo con chó. Loại keo này có khả năng bám dính tốt, không bị bong tróc khi gặp nước.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, bạn cần làm sạch bụi bẩn, các vết ố đen, ố vàng, mảng bám trên giày. Sau đó, bôi một lượng keo vừa đủ lên chỗ giày bị bong đế, hở keo.
- Để giày ngoài không khí cho giày tự khô tự nhiên. Bạn có thể sử dụng băng dính để cố định lại phần đế giày và dán chặt phần bung keo lại. Đợi keo khô lại, bạn tháo băng dính ra là giày của bạn đã bám dính chắc chắn.
Keo con chó chuyên dùng để dán giày vải, giày da, giày Converse
Tự chế keo dán giày
Bên cạnh việc mua sẵn các loại keo dán giày chuyên dụng trên thị trường, các bạn có thể tự chế keo dán giày với những nguyên liệu có sẵn trong nhà như sau:
Chuẩn bị:
- 1 chai nước rửa chén
- 1 chai nước giặt quần áo
- 1 tuýp kem đánh răng
- Bột baking soda
- 1 miếng giấy nhám
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, bạn làm sạch giày, loại bỏ các vết ổ, bụi bẩn bằng tay hoặc máy giặt.
- Phơi khô giày trong bóng râm.
- Dùng giấy nhám làm sạch chỗ cần dính keo. Sau đó, đem phơi khô giày tự nhiên.
- Giày đã được làm khô, bạn trộn hỗn hợp: nước rửa chén, nước giặt quần áo, bột baking soda, kem đánh răng lại với nhau để tạo thành dạng keo.
- Sau đó, bôi phần keo này lên phần đế giày bị bung hoặc hở keo. Dùng tay ấn chặt mối dán trong khoảng 3 phút rồi để yên trong khoảng 10 phút cho đế giày chắc chắn lại.
- Để giày qua đêm là bạn có thể dùng được.
Lưu ý: Không nên lạm dụng quá nhiều keo vì sẽ rất lâu khô. Đồng thời, để giày tránh bị bong xước, bạn nên sử dụng khăn cotton để lau khô lượng keo thừa. Như vậy, đôi giày của bạn sau khi dán sẽ đẹp hơn.
Keo tự chế để dán giày làm từ bột baking soda, nước rửa chén, nước giặt quần áo, kem đánh răng
4. Một số lưu khi bảo quản giày
Mỗi đôi giày luôn có một giới hạn sử dụng, dù cho bạn có dùng loại keo tốt thế nào đi chăng nữa mà không được bảo quản đúng thì đôi giày cũng nhanh chóng hỏng. Để tăng tuổi thọ cho đôi giày, bên nên áp dụng những cách bảo quản sau:
- Hạn chế cho đôi giày tiếp xúc với nước.
- Không phơi giày trực tiếp dưới ánh nắng Mặt Trời.
- Không dùng chất tẩy rửa mạnh như: bột giặt, nước Javen để giặt giày.
- Không nên lạm dụng keo 502 quá nhiều để dán giày vì sẽ làm đôi giày trở nên giòn hơn, dễ bị gãy nứt.
- Chỉ sử dụng giày sau khi đã dán kéo được 24 tiếng đồng hồ.
Trên đây là cách khắc phục giày bị hở keo. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn biết cách “chăm sóc” những đôi giày bị hở keo, giúp tiết kiệm tiền bạc hơn.
Xem thêm: CỬA HÀNG VỆ SINH TÚI XÁCH, GIÀY DÉP UY TÍN TẠI HÀ NỘI
Tin tức liên quan