FIX GIÀY BỊ NẤM MỐC TẠI NHÀ

Giày bị nấm mốc đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên có rất nhiều người vẫn chưa biết cách xử lý vết mốc đúng cách và hiệu quả, khiến tình trạng của đôi giày tệ hơn và gây mất thẩm mỹ. Trong bài viết ngày hôm nay, 21SHOEZ sẽ gợi ý cho bạn các cách làm sạch giày bị mốc đơn giản bằng những nguyên liệu có sẵn tại nhà.

Tại sao giày bị mốc?

Có rất nhiều các loại mốc mà bạn vẫn thường thấy như: mốc đen, mốc đỏ, mốc xanh, mốc trắng mờ… Có ba yếu tố quan trọng nhất để mốc sinh trưởng và phát triển chính là độ ẩm thích hợp và nhiệt độ. Cũng chính vì vậy mà giày da rất dễ bị nấm mốc khi đặt tại những nơi ẩm thấp, bị dính nước lâu ngày hoặc không được làm khô kịp thời.

Tình trạng mốc thường bắt gặp ở hầu hết các loại da như: da bò, da cừu, da heo, da lộn, da trơn… trong đó phần lớn mốc xuất hiện trên những đường khâu nối, dây giày hoặc mũi giày.

Cách tẩy mốc giày bị mốc nhẹ, lốm đốm

Để xử lý tình trạng mốc nhẹ, lốm đốm trên giày đơn giản và hiệu quả tại nhà, bạn có thể sử dụng một vài các cách dưới đây:

2.1. Dùng cồn pha

Cồn là một trong số những nguyên liệu có khả năng làm sạch giày bị mốc cực kỳ hiệu quả và cách thực hiện lại vô cùng đơn giản bạn có thể thực hiện ngay tại nhà chỉ bằng một vài bước:

  • Bước 1: Trước tiên, bạn cần làm sạch và vệ sinh đôi giày, sau đó mang ra ngoài phơi khô hoàn toàn
  • Bước 2: Khi giày đã được làm sạch và khô ráo, bạn bắt tay vào việc pha hỗn hợp cồn 90 độ với nước theo tỉ lệ 1:1.
  • Bước 3: Dùng khăn mềm thấm vào dung dịch vừa pha và chà lên bề mặt giày bị mốc Cuối cùng, hoàn tất các bước xử lý giày bị mốc, vậy là bạn đã sở hữu đôi giày sạch như mới rồi.

2.2. Dùng khoai tây

Thật khó tin khi nói khoai tây là một nguyên liệu dùng để tẩy các vết bẩn, vết ẩm mốc trên giày. Đúng vậy, đây là một cách làm khá đơn giản với các bước như sau:

  • Bước 1: Trước tiên bạn cần gọt vỏ và làm sạch củ khoai tây, sau đó cắt chúng ra thành các lát mỏng
  • Bước 2: Tiếp theo, bạn dùng những lát khoai tây vừa được cắt ra, chà sát nhẹ nhàng theo hình vòng tròn lên phần giày bị nấm mốc.
  • Bước 3: Bạn cần thực hiện, lặp lại thao tác này nhiều lần cho đến khi vết mốc được loại bỏ hoàn toàn.

2.3. Dùng lòng trắng trứng gà

Lòng trắng trứng gà cũng là một trong những cách có thể xử lý vết nấm mốc hiệu quả trên giày dép và quần áo ngay tại nhà. Bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn sử dụng khăn bông hoặc vải ẩm và lau sạch các vết bụi bẩn trên bề mặt của đôi giày.
  • Bước 2: Sau 30 phút, bạn dùng khăn bông, nhúng 1 góc vào phần lòng trắng trứng và tiếp tục xoa trên bề mặt giày cho đến khi các vết mốc biến mất hoàn toàn

Cách tẩy giày bị mốc nặng, các vết lốm đốm lớn

Mốc nặng sẽ khó khăn và đòi hỏi sự kiên nhẫn từ bạn hơn để giúp đôi giày mới trắng sáng và trở lại như bình thường. Cách tẩy mốc giày cụ thể các bước như sau:

  • Bước 1. Dùng giấy nhám vò nhuyễn chà xát lên vết mốc ( lưu ý, không sử dụng cho giày da). Sau đó, sử dụng khăn mềm lau sạch bằng nước ấm.
  • Bước 2. Đối với giày da, bạn nên chăm sóc da giày bằng sáp hoặc kem dưỡng da làm ẩm, sử dụng hỗn hợp sữa tươi dầu thông cùng với giấm theo tỉ lệ 1:1.
  • Bước 3. Cuối cùng, đánh xi giày để giúp đôi giày của bạn lên màu đẹp và đặt nơi khô thoáng .

 

Xử lý giày bị mốc bằng giấm ăn

Ngoài công dụng dùng để chế biến thức ăn, giấm ăn còn có một công dụng đặc biệt mà ít ai biết đến đó là có khả năng khử mùi, khử ẩm mốc trên trên quần áo và giày dép cực kì hiệu quả. Bạn có thể thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Đầu tiên, bạn nên giặt giày thật sạch và phơi giày thật khô ráo, đảm bảo giày không còn bị ẩm.

Bước 2: Sau khi giày đã khô hoàn toàn, bạn dùng miếng vải mềm hoặc tăm bông  thấm một ít giấm ăn và bôi lên vị trí giày bị mốc.

Bước 3: Nếu vết mốc lớn và cứng đầu, bạn cần thực hiện thêm 2 – 3 lần để vết mốc có thể được loại bỏ hoàn toàn.

Tẩy giày bị mốc trên chất liệu da lộn

Đối với những đôi giày thể thao da lộn mới bị nấm mốc, bạn có thể làm sạch giày bằng cách đơn giản. Hãy lấy một một chiếc bàn chải lông mềm hoặc dùng khăn mỏng để chà nhẹ lên mặt giày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chà nhẹ nhàng lên bề mặt giày để không làm trầy xước và xù lớp da lộn.

Đối với những đôi giày da lộn bị mốc nặng, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như: bột giặt, nước sạch, khăn mềm, bàn chải để làm sạch vết mốc. Bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1. Làm sạch đôi giày da của bạn nhẹ nhàng và để ráo nước.
  • Bước 2. Pha loãng bột giặt với nước sạch, hòa tan cho đến khi bột giặt hết hoặc có thể sử dụng nước giặt để nhanh hơn.
  • Bước 3. Sử dụng bàn chải lông mềm, nhúng vào dung dịch pha loãng trên rồi chà nhẹ lên bề mặt giày bị mốc.
  • Bước 4. Xả nước sạch cho giày để loại bỏ hết vết bẩn, xà phòng và đem phơi dưới ánh nắng nhẹ, nhiều gió và thoáng khí.

Làm sạch giày bị mốc bằng baking soda

Baking soda là một nguyên liệu quen thuộc được nhiều người sử dụng để vệ sinh giày bị nấm mốc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách làm sạch giày bị mốc cùng với baking soda. Bạn có thể thực hiện cách làm này bằng các bước sau đây:

  •  Bước 1: Trước tiên, bạn cần tháo dây giày và miếng lót giày ra trước. Dùng bàn chải lông mềm vệ sinh sơ qua thân giày. Ngâm riêng dây giày và miếng lót giày cùng với xà phòng.
  • Bước 2: Trộn hỗn hợp baking soda cùng với nước ấm. Sau đó dùng bàn chải nhúng vào dung dịch, chà lên những vết nấm mốc bám lên giày.
  • Bước 3: Giữ hỗn hợp lại trên giày khoảng 25 – 30 phút cho hỗn hợp khô lại. Cuối cùng, vệ sinh lại đôi giày bằng nước sạch và phơi khô ở nơi thoáng mát.

Làm sạch giày bị mốc bằng cồn

Thông thường cồn sẽ thích hợp nhất để làm sạch cho các loại giày vải đang ở trong tình trạng bị nấm mốc từ nhẹ đến nặng. Để thực hiện:

Bước 1: Giặt sạch và vệ sinh giày, sau đó đem phơi giày ở nơi khô ráo, thoáng mát

Bước 2: Pha hỗn hợp cồn 90 độ với nước theo tỉ lệ 1:1.

Bước 3: Dùng khăn mềm thấm dung dịch vừa pha và chà lên bề mặt giày bị mốc. Lặp lại thao tác nhiều lần cho đến khi vết mốc hết hẳn.

Vì đặc tính của cồn sẽ tự bay hơi, vì vậy không cần phơi giày sau khi làm sạch. Tuy nhiên bạn cần để giày ở nơi khô ráo, thoáng mát để có hiệu quả tốt hơn.

Những lưu ý khi tẩy mốc giày hiệu quả tại nhà

  • Những vết nấm mốc xuất hiện khi bạn giặt giày và ngâm giày quá lâu trong nước, đặc biệt là đối với những đôi giày da lộn.
  • Bạn nên phơi giày ở những nơi thoáng mát, có ánh nắng tự nhiên sẽ giúp giày được khô ráo hoàn toàn và nấm mốc không có cơ hội xuất hiện lại.
  • Không để giày tiếp xúc với các hóa chất lạ.
  • Những giày thường hay bị nấm mốc nhất là: Giày da lộn, và những mẫu giày trắng. Vì vậy ngoài việc biết rõ những mẹo làm sạch giày bị mốc, bạn nên chủ động phòng tránh mốc cho đôi giày bằng cách hạn chế đi lại dưới trời mưa, không để giày bị ngấm nước và để ẩm lâu ngày.

 

>>Xem thêm: 7 bước vệ sinh giày sneaker sạch bong sáng bóng

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *