Những nguyên nhân khiến giày thể thao dễ bị rách
Giày thể thao bị sờn mòn, rách và thủng lỗ thường do các nguyên nhân như:
- Mang đôi giày không đúng kích cỡ với chân, cụ thể là quá chật khiến giày phải căng ra liên tục. Từ đó, vải của giày cũng dần giãn ra và rách nhanh hơn.
- Trong quá trình vệ sinh giày, nếu bạn cố gắng làm sạch các vết bẩn cứng đầu bằng cách chà mạnh và dùng những chất tẩy rửa không chuyên dụng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của giày. Lúc này, độ bền vải giảm xuống và dễ sờn dẫn đến rách, thủng.
- Một số người có thói quen đẩy phần đầu ngón chân lên sát mũi giày khi đi giày. Điều này vô tình làm đôi giày phải chịu nhiều ma sát hơn và hình thành những vết rách ở các điểm mà ngón chân đặt vào.
- Những đôi giày thể thao chuyên dùng để chạy bộ, đá bóng,… thường xuyên phải chịu tác động từ bên ngoài và quệt trực tiếp xuống nền đất nhiều cũng làm vải nhanh mòn. Lâu ngày dẫn đến việc xuất hiện các vết rách.
Đối với thân giày
Nếu vết rách, thủng nằm ở phần thân giày, hãy khắc phục theo các biện pháp sau:
- Sử dụng băng dính: Đây được xem là cách xử lý giày thể thao bị rách tạm thời và nhanh chóng nhất bởi chắc chắn trong nhà ai cũng có sẵn các loại băng dính. Việc cần làm của bạn chỉ đơn giản là cắt ra một miếng băng dính vừa với chỗ rách và dán vào đó. Tuy nhiên, cách sửa này sẽ gây mất thẩm mỹ của giày và không phải là giải pháp lâu dài.
- Sử dụng miếng dán giày: Biện pháp xử lý vết rách trên giày này sẽ tiện lợi và hữu ích hơn so với việc dùng băng dính. Ngoài ra, chúng còn được thiết kế đẹp mắt và đa dạng màu sắc giúp bạn có thể dễ dàng tìm thấy miếng dán trùng với màu giày của mình. Đối với cách sửa giày này, bạn cần tìm mua miếng dán và sau đó bóc ra dán vào chỗ thủng là xong.
- Sử dụng sticker hoặc vài thừa: Nếu như kích thước của vết rách không quá lớn, bạn có thể tìm một mẩu vải thừa cùng màu với giày và thực hiện vá lại. Bên cạnh đó, dùng sticker dán lên chỗ thủng cũng là cách thức hữu hiệu giúp che đi khuyết điểm và khiến đôi giày trở nên sành điệu, đẹp mắt hơn.
Đối với đế giày
Với những đôi giày bị rách ở phần đế, bạn có thể lựa chọn sử dụng các loại keo dán giày được đánh giá tốt để dán đế lại như: keo Rồng Vàng, keo Seaglue, keo 3M PR100,… Khi tiến hành sửa lỗi rách cho đôi giày, để keo dính chắc chắn hơn, hãy bóp ra 2 đến 3 lớp keo và dàn mỏng chúng bằng miếng bọt biển hoặc tấm bìa rồi mới dán đế lên.
Các mẹo giúp hạn chế việc giày thể thao bị rách
Muốn giữ cho đôi giày của mình luôn trong trạng thái tốt nhất, không bị rách hay thủng gây tốn tiền bạc và công sức vào việc sửa giày, bạn cần ghi nhớ các mẹo sau:
- Đeo những đôi tất có độ dày phù hợp để không khiến giày phải chịu quá nhiều ma sát từ ngón chân.
- Đo kích thước chân trước khi mua để chọn ra size giày thích hợp, không bị chật. Điều này không chỉ giúp đôi giày bền hơn, mà còn mang đến sự thoải mái cho đôi chân của bạn khi đi giày.
- Luyện thói quen dùng lực đạp lên đôi giày bằng cả bàn chân, không nên chỉ tập trung dùng lực vào phần mũi hoặc gót giày gây ra sờn, rách tại chính những bộ phận đó.
>>Xem thêm: GIÀY LẤM LEM VÌ TRỜI MƯA, THỬ NGAY CÁCH NÀY NHÉ
Tin tức liên quan