VỆ SINH GIÀY TẠI NHÀ CHUẨN NHƯ NGOÀI TIỆM

Giày là một trong những item phổ biến mà hầu như ai cũng sở hữu trong tủ đồ của mình. Tuy nhiên để một đôi giày luôn được đẹp và có thời gian sử dụng lâu bền thì phụ thuộc rất nhiều vào việc giữ gìn trong quá trình sử dụng và vệ sinh giày.

Mỗi loại giày, chất liệu giày lại có cách riêng để vệ sinh mà không phải ai cũng đã biết. Chính vì thế hãy cùng 21SHOEZ chia sẻ những hướng dẫn vệ sinh giày tại nhà để đôi giày luôn đẹp, bền như mới.

cách vệ sinh giày tại nhà

1.       Trước khi vệ sinh giày tại nhà nên biết rõ về chất liệu

Điều đầu tiên, bạn phải tìm hiểu trước khi muốn clean giày tại nhà là phải hiểu rõ về chất liệu đôi giày của bạn là gì. Bởi mỗi chất liệu khác nhau sẽ có những cách vệ sinh và chăm sóc riêng biệt.

  • Giày da: Thoải mái và phong cách, nhưng quá trình làm sạch khá phức tạp.
  • Giày da lộn: Đây là chất liệu khá mỏng manh và “khó chiều” khi đã bị bẩn, cần được chăm sóc kỹ lưỡng hoặc chuẩn bị sẵn lớp chống dính bẩn.
  • Giày vải Canvas: Chất vải rất bền nhưng rất dễ bị dính bẩn, tuy vậy nhưng đây là chất liệu khá dễ để làm sạch.
  • Giày vải lưới: Cũng là một loại vải dễ dính bẩn nhưng không khó để làm sạch.
  • Giày cao su: Một chất liệu khá bền và rất dễ để làm sạch nhưng tùy vào chất bẩn đôi khi lại khó để làm sạch nhất (ví dụ như màu sơn).

Khi bạn đã biết rõ về từng chất liệu rồi thì bạn sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm sản phẩm làm sạch cũng như cách vệ sinh giày tại nhà phù hợp nhất với đôi giày của mình.

2.       Clean giày tại nhà cần chuẩn bị dụng cụ gì?

  • Bàn chải đánh răng loại mềm
  • Bột giặt có chứa chất tẩy rửa vừa phải.
  • Kem đánh răng
  • Nước ấm
  • Giấy trắng (giấy vệ sinh)
  • Khăn bông trắng

Ngoài ra, để clean giày tại nhà một cách hiệu quả hơn, bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh giày. Tuy nhiên loại dung dịch vệ sinh giày này sẽ chỉ hiệu quả tốt ở một số loại giày. Tùy từng chất liệu giày sẽ có cách vệ sinh khác nhau, sẽ được trình bày cụ thể ở phần dưới.

3.       Hướng dẫn cách vệ sinh giày tại nhà theo từng loại chất liệu

3.1.    Cách vệ sinh giày sneaker đúng chuẩn

cách vệ sinh giày sneaker

3.1.1.   Vệ sinh giày sneaker tại nhà

Bước 1: chuẩn bị trước khi vệ sinh giày sneaker

  • Bạn nên tháo dây giày và miếng lót bên trong đôi giày. Trong trường hợp miếng lót được dán chặt thì có thể bỏ qua.
  • Đập nhẹ giày xuống đất hoặc trong một thùng rác, vỗ nhẹ trên giấy báo để chất bẩn trên đế giày rớt ra.
  • Lấy khăn khô và từ từ loại bỏ vết bẩn dính trên mặt giày.

Bước 2: Giặt và rửa nước

  • Đổ nước ấm vào chậu, bỏ bột giặt vào, canh sao cho vừa rồi khuấy đều hỗn hợp nước và bột giặt.
  • Cho đôi giày, và dây giày của bạn vào ngâm trong dung dịch nước ấm, để dung dịch ngấm sâu vào vải.
  • Vo dây giày, ngâm khoảng 5 – 10 phút tùy vào độ bẩn của dây giày, rồi lấy xả nước cho thật sạch chất tẩy.
  • Dùng bàn chải đánh răng cũ đánh bên ngoài và bên trong giày. Hãy chà đều ngay cả những chỗ mà bạn nghĩ là chúng không bẩn.
  • Rửa sạch đôi giày với nước lạnh, dùng bàn chải đánh răng sạch, nhẹ nhàng chà sạch và loại bỏ chất tẩy rửa.
  • Dùng bàn chải nhúng kem đánh răng chải lại phần đế , sau đó dùng khăn bông ướt lau sạch và lau lại bằng khăn khô.

Bước 3: Phơi giày

  • Bạn có thể cho thêm giấy trắng vào trong giày để qua đêm cho giày khô. Lưu ý không dùng giấy báo bởi mực in trong giấy báo sẽ ngấm vào đôi giày, làm đôi giày bị ố.
  • Tránh phơi giày trưc tiếp với ánh nắng mặt trời, và chỉ luồn dây vào giày khi cả giày và dây đã khô.

3.1.2.   Lưu ý khi giặt giày sneaker màu trắng tại nhà

vệ sinh giày

  • Khi giặt nên xả thật sạch toàn bộ xà phòng.
  • Tránh phơi giày trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Nên dùng giấy vệ sinh bao bọc bề mặt giày vì giấy có khả năng thấm sạch xà bông còn động lại bên trong giày. Khi giày khô bạn sẽ thấy giấy thấm biến thành màu vàng nhưng giày thì rất trắng.

3.2.    Cách vệ sinh giày da lộn tại nhà

3.2.1.   Vệ sinh giày da lộn tại nhà

Nếu giày chưa bẩn đến mức phải giặt bạn có thể vệ sinh giày da lộn tại nhà với cách khá đơn giản:

Bạn chỉ cần mua 1 cây lăn bụi quần áo có từ 45-60 lớp keo. Bạn sử dụng lăn đi lăn lại trên bề mặt da lộn của đôi giày. Lớp keo mỏng sẽ giúp lấy đi bụi bám trên đôi giày mà ko ảnh hưởng đến da giày

Hoặc bạn có thể dung băng keo (băng dính) áp sát lên bề mặt của da lộn sau đó nhẹ nhàng nâng lên, bụi bẩn cũng được lấy ra nhanh chóng theo phần keo dính.

3.2.2.   Cách giặt giày tại nhà với chất liệu da lộn

cách vệ sinh giày da lộn tại nhà

Bước 1: Giặt giày da lộn

  • Rũ sạch bùn đất trên đôi giày, đế giày
  • Làm ướt đôi giày với nước lạnh, xoa xà bông hoặc kem cạo râu hoặc nước rửa chén lên
  • Dùng bàn chải hoặc khăn mềm chà nhẹ nhàng mặt trên của giày cho sạch. Lưu ý chà theo chiều xuôi của đôi giày
  • Tiếp đến chà các cạnh khác của giày
  • Xả sạch lại với nước lạnh

Bước 2: Phơi giày

  • Bạn cho giấy trắng hoặc khăn giấy trắng vào trong giày để qua đêm cho giày khô. Nhớ không dùng giấy báo bởi mực in trong giấy báo sẽ ngấm vào đôi giày, làm đôi giày bị ố.
  • Tránh phơi giày trưc tiếp với ánh nắng mặt trời, và chỉ luồn dây vào giày khi cả giày và dây đã khô.

3.2.3.   Lưu ý khi vệ sinh giày da lộn tại nhà

Nên dùng giấy vệ sinh bao bọc bề mặt giày vì giấy có khả năng thấm sạch xà bông còn động lại bên trong giày. Lớp giấy này giữ cho da giày không bị khô cứng và da giày không bị bạc màu do tác động của ánh sáng mặt trời.

3.3.    Cách vệ sinh giày da tại nhà

3.3.1.   Vệ sinh giày da tại nhà

vệ sinh giày da tại nhà

Chất liệu da rất đặc biệt nên cách vệ sinh giày da tại nhà cũng khác biệt hơn hẳn:

  • Không nên giặt giày bằng nước như các loại giày khác. Để làm sạch vết bẩn trên giày da, bạn có thể dùng giấm hoặc nước chanh lau trên bề mặt vết bẩn trước khi đánh xi.
  • Giày da cần được đánh bóng thường xuyên để làm mới.
  • Không sử dụng thuốc tẩy để giặt giày.
  • Tránh để nước thấm vào giày, không phơi giày trước ánh nắng trực tiếp hoặc nhiệt độ quá nóng.
  • Tránh tiếp xúc với hoá chất và vật nhọn

3.3.2.   Khử mùi hôi trong giày

Giày dùng cả ngày thường bị mồ hôi làm ẩm ướt, gây mùi hôi. Nên đặt túi đựng viên chống ẩm vào trong giày để hút ẩm và rắc phấn rôm để khử mùi. Để hạn chế mùi hôi và sự ẩm ướt, hãy chọn tất (vớ) loại tốt, có khả năng hút ẩm cao. Dùng lót giày khử mùi cũng là một phương pháp tốt.

3.3.3.   Các cách lau đánh giày

Khi đánh giày, bạn có thể trộn vào chỗ xi cần đánh vài giọt giấm ăn, như vậy da giày sẽ sáng bóng và không bị bám bụi. Giày da màu sáng rất dễ bị bẩn. Do đó, khi lau, đánh giày, trước tiên bạn hãy dùng nước chanh lau bề mặt giày rồi mới dùng xi để đánh, giày sẽ sáng bóng như mới. Bạn hãy dùng sữa bò còn thừa hoặc bị hỏng dùng để lau giày và các đồ da khác sẽ có tác dụng làm cho da giày không bị khô nứt.

3.3.4.   Cách khắc phục khi giày da bị thấm nước mưa

Khi giày da bị thấm nước mưa, dùng vải ướt lau hết bùn đất rồi dùng vải khô lau lại một lượt, sau đó đánh xi rồi nhét báo vào giày, làm như vậy vừa để báo hút nước vừa để giữ cho đôi giày không bị biến dạng. Cuối cùng đặt đôi giày lên trên giấy báo để khô.

vệ sinh giày da tại nhà

3.3.5.   Cách làm cho giày hết bị ẩm ở bên trong

Những người nhiều mồ hôi khi đi giày thường hay có hiện tượng ẩm bên trong. Nếu bạn gặp trường hợp như vậy, trước khi đi ngủ, bạn có thể đặt vào bên trong giày một túi vải nhỏ đựng bột vôi. Làm như vậy sau khi tỉnh dậy, giày sẽ khô ráo, đi vào chân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn

Đối với những loại giày có lông hoặc nỉ bên trong, do độ thông khí kém nên cũng có hiện tượng ẩm ở bên trong. Đối với loại giày này bạn có thể dùng máy sấy bên trong giày vài phút.

3.4.    Hướng dẫn vệ sinh giày với chất liệu vải Canvas, bata

3.4.1.   Vệ sinh giày vải tại nhà

hướng dẫn vệ sinh giày tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị

Bắt đầu bạn cần xả đầy nước vào chậu, nếu có thể dùng nước ấm sẽ tốt hơn vì nó giúp tẩy sạch vết bẩn trên giày nhanh chóng hơn đáng kể.

Bước 2:Giặt giày tại nhà chất liệu vải

  • Cho thêm một chút nước giặt hoặc bột giặt vào nước và hòa tan. Lưu ý không dùng các loại chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm hỏng form giày.
  • Đặt giày vào cho ngập nước nhưng không để nước tràn vào trong giày.
  • Dùng bàn chải, cọ và chà nhẹ nhàng tới khi thân giày loại bỏ hết vết bám bẩn và có màu sắc sáng đẹp như mới.

Bước 3: Phơi giày

  • Bạn cho giấy trắng hoặc khăn giấy trắng vào trong giày để qua đêm cho giày khô. Nhớ không dùng giấy báo bởi mực in trong giấy báo sẽ ngấm vào đôi giày, làm đôi giày bị ố.
  • Tránh phơi giày trưc tiếp với ánh nắng mặt trời, và chỉ luồn dây vào giày khi cả giày và dây đã khô.

3.4.2.   Lưu ý nhỏ khi giặt giày màu trắng

clean giày tại nhà

  • Khi giặt nên xả thật sạch toàn bộ xà phòng.
  • Tránh phơi giày trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Nên dùng giấy vệ sinh bao bọc bề mặt giày vì giấy có khả năng thấm sạch xà phòng còn động lại bên trong giày. Khi giày khô bạn sẽ thấy giấy thấm biến thành màu vàng nhưng giày thì rất trắng.

4.       Một số lưu ý chung

  • Trong thời gian dài không mang, nên vệ sinh giày sạch sẽ, gói lại bằng giấy và bảo quản nơi khô thoáng. Nếu có gói hút ẩm bên trong càng tốt, sẽ giúp cho tuổi thọ của giày được lâu hơn.
  • Chúng ta nên định kỳ vệ sinh giày. Lưu ý sử dụng chất tẩy rửa nhẹ, chà giày nhẹ nhàng và lau sạch toàn bộ xà phòng sau khi giặt xong.
  • Không dùng chất tẩy rửa, xà phòng trực tiếp lên giày khi giặt , nên pha loãng rồi mới cho vào giặt.

giặt giày tại nhà

  • Không nên giặt bằng máy giặt vì sẽ làm cho đôi giày trở nên biến dạng mất form giày
  • Khi muốn tẩy trắng hoặc làm sạch giày thì không nên ngâm giày quá lâu trong chất tẩy rửa hoặc xà phòng vì sẽ dễ làm mòn, mục da giày, giòn hóa cao su, các vết keo dán giày sẽ bị bung.
  • Nên hạn chế tối đa nhất việc giặt giày đặc biệt là sử dụng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa mạnh để giặt vì khi tiếp xúc với nước và các chất ấy sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng giày, chóng hỏng.
  • Phần đế giày, có thể dùng kem đánh răng để vệ sinh cũng rất hiệu quả. Hoặc có thể dùng nước giấm pha với nước cốt chanh để chà vào phần có màu trằng, giúp đế giày trắng sáng và loại trừ được các vết ố.
  • Để giày thật khô thì mới sử dụng chúng sẽ tránh giày bị hôi, vi khuẩn còn bám trong giày làm ảnh hưởng tới chân như bị hôi chân hay làm chân ẩm ướt khó chịu.

>>>Xem thêm: Cách xử lý giày vải giặt xong bị ố vàng ĐƠN GIẢN mà không phải ai cũng biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *